Bầu ăn cải bó xôi được không? Lưu ý an toàn mẹ cần biết

Bó xôi là loại rau nằm trong top đầu về giá trị dinh dưỡng. Nhưng đồng thời cũng tồn tại một số nguy cơ khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn, không biết ăn cải bó xôi có thực sự an toàn không? Bài viết dưới đây hãy cùng web blognaunuong đi tìm đáp án cho câu chuyện bà bầu ăn cải bó xôi được không nhé!

Có bầu ăn cải bó xôi được không?

Rau cải bó xôi có tốt cho bà bầu không? Câu trả lời là có. Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina, rau chân vịt, là loại rau dẫn đầu bảng “siêu thực phẩm” nhờ sở hữu đa dạng các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá mà không phải loại rau nào cũng có được. Đặc biệt phần lớn các dưỡng chất đều có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

bau-an-cai-bo-xoi-duoc-khong-luu-y-an-toan-me-can-biet
Cải bó xôi sở hữu nhiều dưỡng chất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi

Thành phần dinh dưỡng cải bó xôi

Để hình dung rõ hơn vì sao lại khẳng định rau cải bó xôi tốt cho bà bầu, chúng ta cùng tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong loại rau này. Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g cải bó xôi sẽ bao gồm:

  • Chất béo: 0,39g
  • Chất xơ: 2,2g
  • Protein: 2,86g
  • Tinh bột: 3,63g
  • Nước: 91,4g
  • Đường: 0,42g
  • Vitamin C: 28,1mg
  • Vitamin B6: 0,195mg
  • Vitamin B1: 0,078mg
  • Vitamin B2: 0,189mg
  • Vitamin B3: 0,724mg
  • Vitamin B9: 194 ug
  • Vitamin A: 9377 IU
  • Vitamin E: 2,03mg
  • Vitamin K: 482,9ug
  • Sắt: 2,71mg
  • Magie: 79mg
  • Phốt pho: 49mg
  • Kali: 558mg
  • Natri: 79mg
  • Canxi: 99mg
  • Chất béo bão hòa: 0,063g
  • Chất béo không bão hòa đơn: 0,010g
  • Chất béo không bão hòa đa: 0,165g

Tác dụng của cải bó xôi với bà bầu và thai nhi

Với bảng thành phần trên có thể thấy, trong 100g cải bó xôi chứa rất nhiều vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất đặc biệt có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như sắt, canxi, magie, kali… Chính các dưỡng chất này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Dưới đây là các tác dụng của cải bó xôi điển hình, mẹ bầu chớ bỏ qua.

Ăn cải bó xôi giúp bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu 

Sắt là nguyên liệu tạo tế bào hồng cầu. Trong giai đoạn mang thai, nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể của người mẹ tăng lên 30-50%. Nếu không cung cấp đủ sắt khả năng cao sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu. Chính vì vậy, ngoài viên uống theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như cải bó xôi vào chế độ ăn của mình để phòng ngừa thiếu máu.

cai-bo-xoi-ngua-thieu-sat-cho-me-bau
Lượng sắt tự nhiên trong cải bó xôi giúp mẹ bầu ngừa thiếu máu

Ổn định huyết áp

Ước tính có khoảng 25% trường hợp thai phụ sinh non do tăng huyết áp. Biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp thai kỳ phải kể đến là tiền sản giật làm tăng khả năng tử vong. Do đó việc kiểm soát huyết áp thai kỳ vô cùng quan trọng. 

Cải bó xôi sở hữu hàm lượng nitrat cao có vai trò ổn định huyết áp. Mặt khác, lượng lớn các chất chống oxy hoá như kali, canxi, magie trong bó xôi cũng có khả năng làm giảm huyết áp. Vậy nên bổ sung cải bó xôi khi mang thai là cách tự nhiên để hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tăng huyết áp thai kỳ (PIH), cải thiện sức khỏe tim mạch. Đồng thời ngừa nguy cơ tiền sản giật – biến chứng nguy hiểm làm tăng nguy cơ sinh non ở tuần thứ 20.

Tăng khả năng miễn dịch

Mang thai khiến hệ miễn dịch của phụ nữ bị suy giảm rất nhiều, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tấn công của virus và các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Hàm lượng vitamin E và magie có trong cải bó xôi có vai trò hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương từ virus, vi khuẩn cũng như các độc tố.

Phòng ngừa dị tật thai nhi

Khi mang thai mẹ bầu thường uống vitamin B9 hay còn gọi là axit folic (folate) nhằm ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của ống thần kinh, giảm nguy cơ sinh non. Ngoài viên uống thì nguồn folate tự nhiên dồi dào từ cải bó xôi mẹ không nên bỏ qua nhé!

Thúc đẩy tiêu hoá, ngừa táo bón

Nguồn chất xơ dồi dào trong cải bó xôi rất tốt cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là hệ tiêu hoá của phụ nữ đang mang thai. Chúng kích thích nhu động ruột giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Ngừa tiểu đường thai kỳ

Chất chống oxy hóa axit alpha-lipoic trong cải bó xôi được chứng minh giúp giảm mức đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung cải bó xôi sẽ hỗ trợ mẹ bầu phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả hơn.

cai-bo-xoi-ngua-tieu-duong-thai-ky
Mẹ bầu nên kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu

Mẹ bầu ăn cải bó xôi giúp xương, răng chắc khỏe

Lượng canxi dồi dào từ rau cải bó xôi sẽ giúp sức khỏe răng miệng của mẹ bầu tốt hơn. Khi tránh được các bệnh về răng lợi không chỉ mẹ khoẻ mà còn hạn chế được các tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra bổ sung canxi vào giai đoạn mang thai còn giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng do thiếu hụt canxi như tê chân, mệt mỏi, mất ngủ, đau lưng, mỏi vai, đau khớp. 

Giúp da khoẻ

Khi mang thai, làn da thường có dấu hiệu xuống sắc khiến nhiều mẹ bầu mất tự tin. Beta carotene có trong cải bó xôi rất tốt cho làn da. Chúng có tác dụng bảo vệ da khỏi các bức xạ tia cực tím, duy trì sức khỏe làn da và một vẻ ngoài tươi trẻ. Vậy nên không chỉ tốt cho sức khỏe bên trong, ăn cải bó xôi còn giúp da đẹp cả bên ngoài.

3 rủi ro khi ăn rau cải bó xôi mẹ bầu nhất định phải biết 

Bà bầu ăn được rau cải bó xôi không? Câu trả lời là có, tuy nhiên vế còn lại phải đi kèm với ăn đúng cách và ăn đúng lượng, tuyệt đối không ăn nhiều. Nếu ăn quá nhiều cải bó xôi, mẹ có thể sẽ gặp phải 3 tác dụng phụ sau:

Tiêu chảy

Khi mang thai rất dễ nhiễm vi khuẩn listeriosis và salmonellosis. Loại vi khuẩn này có trong nước, đất ô nhiễm. Do đó khi ăn cải bó xôi mẹ nên chú ý rửa thật sạch, lựa chọn nơi mua cải bó xôi uy tín. Đồng thời nên ưu tiên sử dụng các món từ cải bó xôi nấu chín thay vì ăn sống hay nước ép

Nguy cơ mắc sỏi thận

Mang thai là lúc mẹ dễ mắc sỏi thận, nhất là vào tháng thứ 2 và 3 của thai kỳ. Trong cải bó xôi lại rất giàu oxalat, hợp chất hình thành sỏi nếu tiêu thụ quá mức. Do đó dù cải bó xôi tốt thì mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều. 

ba-bau-an-cai-bo-xoi-duoc-khong
Ăn nhiều cải bó xôi có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Dị ứng salicylate 

Trong cải bó xôi có salicylate. Do đó nếu mẹ bầu dị ứng salicylate thì không nên sử dụng cải bó xôi. Salicylate không chỉ gây ra các triệu chứng dị ứng khó chịu, thậm chí còn có thể gây chảy máu và kéo dài thời gian chuyển dạ.

Giải đáp cách ăn cải bó xôi an toàn cho bà bầu 

Xung quanh câu chuyên bà bầu ăn cải bó xôi được không có không ít thắc mắc còn bỏ ngỏ, khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn. Cùng giải đáp 3 câu hỏi phổ biến về chủ đề cải bó xôi và bà bầu.

Nên ăn bao nhiêu cải bó xôi mỗi ngày?

Theo các chuyên gia thì bó xôi tuy tốt nhưng tuyệt đối không được ăn nhiều, nhất là với các mẹ bầu. Trung bình mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g cải bó xôi. Đồng thời mẹ nên ưu tiên các cách chế biến nấu chín như canh, xào, luộc, trộn. Hạn chế ăn rau cải bó xôi sống, chưa qua chế biến. Đồng thời nên mua rau ở địa chỉ uy tín, rửa sạch trước khi dùng để đảm bảo an toàn.

cai-bo-xoi-co-tot-cho-ba-bau
Mẹ bầu nên hạn chế ăn sống cải bó xôi

Bầu 3 tháng đầu ăn cải bó xôi được không?

Một số mẹ băn khoăn mới có bầu ăn cải bó xôi được không? Theo các chuyên gia thì hiện chưa có kết luận chính thức nào về thời gian cụ thể ăn cải bó xôi tốt khi mang thai. Tuy nhiên trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên hạn chế ăn cải bó xôi vì dễ gây khó tiêu.

Cải bó xôi kỵ gì?

Một điểm nữa mẹ bầu nên lưu ý. Cải bó xôi nên hạn chế dùng chung với đậu phụ, các thực phẩm từ sữa. Đậu phụ giàu canxi kết hợp với axit oxalic dễ gây khó tiêu, hình thành sỏi. Nên ưu tiên ăn với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, cà chua, quả mọng…) để cơ thể hấp thụ sắt trong cải bó xôi tốt hơn. 

Như vậy thông qua bài viết trên mong rằng các mẹ đã biết được bà bầu ăn cải bó xôi được không? Ăn bao nhiêu? Ăn như thế nào để vẫn bổ sung tốt các dinh dưỡng có trong rau mà vẫn an toàn, tránh được các rủi ro không đáng có tới sức khoẻ cả mẹ và thai nhi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *